Quy định về hiện thị chữ ký số trên văn bản điện tử
Thông tư 01/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định như thế nào về cách sử dụng chữ ký số trên văn bản điện tử? Doanh nghiệp của bạn và kế toán đã nắm rõ về các quy định này chưa? Hãy cùng Chữ ký số viettel tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Hình thức và thông tin hiển thị của chữ ký số trên văn bản điện tử.
Đối với doanh nghiệp:
- Hình ảnh chữ ký số: Là mẫu con dấu đỏ của doanh nghiệp, kích thước hình ảnh phải bằng với kích thước thật ở ngoài và lưu dưới định dạng đuôi .png.
- Thông tin chữ ký số: Chữ ký số hợp lệ phải hiển thị đầy đủ tên doanh nghiệp/tổ chức/cơ quan, thời gian ký (ghi cụ thể ngày tháng năm, giờ, phút, giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601).
Đối với cá nhân:
- Hình ảnh chữ ký số: Là chữ ký tay của người ký, có màu xanh, được lưu và hiển thị dưới định dạng đuôi .png.
- Thông tin chữ ký số: Chữ ký số cá nhân không yêu cầu thông tin của người ký.
- Vị trí của chữ ký số trên văn bản điện tử.
- Đối với cá nhân: Cách thức ký sẽ đơn giản như ký trên văn bản giấy. Người dùng có trách nhiệm đặt chữ ký số tại vị trí được yêu cầu ký.
- Đối với doanh nghiệp: Vị trí của chữ ký số cần tuân thủ theo các nguyên tắc:
- Đối với văn bản nhận (văn bản đến) dưới dạng điện tử đã được ký số bởi bên phát hành văn bản, doanh nghiệp, cơ quan sẽ không cần phải ký số.
- Đối với văn bản nhận là dạng giấy nhưng được điện tử hóa thành văn bản số thì doanh nghiệp, cơ quan sẽ ký số ở góc trên bên phải tại trang đầu tiên của văn bản.
- Đối với văn bản gửi (văn bản đi) có đầy đủ chữ ký số cá nhân của lãnh đạo lẫn chữ ký số doanh nghiệp/cơ quan: chữ ký số doanh nghiệp/cơ quan sẽ được ký đè lên 1 khoảng có tỷ lệ bằng 1/3 chữ ký số cá nhân của lãnh đạo về phía bên trái.
- Đối với văn bản gửi được điện tử hóa từ văn bản giấy đã có chữ ký tay của lãnh đạo và con dấu của cơ quan: chữ ký số doanh nghiệp/cơ quan sẽ được ký ở góc trên cùng bên tay phải của trang đầu tiên trong văn bản.